Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Nhược điểm gỗ tự nhiên

Nhược điểm gỗ số 1 của gỗ tự nhiên :  Tính hút ẩm (tính co rút dãn nở): khi độ ẩm thấp hơn điểm bão hoà thớ gỗ, gỗ sẽ có tính năng hút ẩm. Khi gỗ hút ẩm làm cho kích thước và thể tích tăng lên, đó dược gọi là dãn nở, ngược lại lại khi gỗ nhả ẩm làm cho kích thước và thể tích nhỏ lại, được gọi là co rút. Co rút và dãn nở không phải là ở bất kỳ điều kiện độ ẩm nào cũng có thể phát sinh, má nó chỉ phát sinh ở điều kiện độ ẩm nhỏ hơn điểm bão hòa thớ gỗ. Co rút và dãn nở của gỗ theo các phưong hướng khác nhau thì chúng cũng khác nhau, co rút theo phương chiều ngang thường lớn hơn vài chục lần thậm chí là vài trăm lần so với phương chiều dọc, trong co rút theo chiều ngang thì chiều tiếp tuyến sẽ lớn hơn chiều xuyên tâm khoảng 2 lần. Co rút và dãn nở của gỗ sẽ tuỳ theo sự khác nhau của loại gỗ, khối lượng thể tích của gỗ sớm và gỗ muộn cũng khác nhau. Co rút của gỗ lá kim thường nhỏ hơn so với gỗ lá rộng; co rút của gỗ lá rộng mềm lại nhỏ hơn sự co rút của gỗ lá rộng cứng; gỗ có khối lượng thể tích lớn thì giá trị co rút cũng lớn; tỷ lệ gỗ muộn càng cao thì giá trị co rút càng cao. Co rút và dãn nở là những đặc tính không tốt vốn có của gỗ nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình gia công và lợi dụng gỗ, nó không những làm thay đổi kích thước, hình dạng và cường độ của gỗ, mà còn làm cho gỗ xuất hiện những hiện tượng như cong vênh hay nứt nẻ,...

Nhược điểm gỗ số  2 của gỗ tự nhiên : Tính dị hướng (không đồng tính đẳng hướng): gỗ về mặt cấu tạo là một vật liệu liệu không đồng nhất. Những tính chất về cường độ lực học, tính năng co rút dãn nở, tính thấm nước hoặc dung dịch, tính chất dẫn nhiệt dẫn điện, truyền âm,..., đều phức tạp hơn rất nhiều so với các loại vật liệu đồng chất khác. Nguyên nhân chủ yếu tạo thành tính dị hướng của gỗ là do cấu tạo của tổ chức gỗ quyết định.

Nhược điểm gỗ số 3 của gỗ tự nhiên :  Tính biến đổi không theo quy luật: thông thường là chỉ sự khác nhau giữa các loại gỗ, giữa các vị trí trên thân cây, giữa điều kiện lập địa, giữa rừng trồng hay rừng tự nhiên,..., mà từ đó làm cho hình thái bên ngoài cấu tạo các thành phần hoá học và tính chất của gỗ cũng có sự khác nhau. Cùng một loài gỗ mà về cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất cơ học cũng chỉ ở một phạm vi nhất định nào đó là chúng gần với nhau.

Nhược điểm gỗ số 4 của gỗ tự nhiên : Khuyết tật tự nhiên: căn cứ vào nguyên nhân tạo ra khuyết tật có thể phân ra thành 3 loại lớn: 

(a) Trong quá trình sinh trưởng của gỗ, do chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tự nhiên, làm cho cây gỗ sinh trưởng không bình thường; có những hiện tượng sinh lý của cây sinh trưởng bình thường như mấu mắt, nghiêng thớ,..., cũng đều được gọi là khuyết tật tự nhiên của gỗ; 

(b) Trước hoặc sau khi cây được chặt hạ do những nguyên nhân sâu bệnh mà tạo ra khuyết tật cho gỗ, đó được gọi là khuyết tật do sinh vật gây hại, như biến màu, mục, mọt,...; 

(c) Trong quá trình gia công cơ giới hoặc xử lý sấy khô tạo ra những khuyết tật, đó được gọi là khuyết tật do sấy và do gia công, như co rút, nứt do sấy, cong vênh, khuyết tật do cưa cắt,... 

Khuyết tật của gỗ phân ra thành 10 loại là: mấu mắt, biến màu, mục, khuyết tật do sâu hại, nứt, khuyết tật trên hình dạng thân cây, khuyết tật về cấu tạo của gỗ, bạnh vè, khuyết tật do gia công và biến hình. Tất cả những khuyết tật này đều làm ảnh hưởng đến các tính chất của gỗ, làm giảm giá trị sử dụng và tỷ lệ lợi dụng gỗ. Có khi về mặt các tính chất vật lý, lực học thì nó lại là khuyết tật, nhưng trên phương diện trang sức thì nó lại không phải là khuyết tật, ví dụ mắt gỗ, loạn thớ, bạnh vè,... mặc dù nó có thể làm giảm một số tính chất của gỗ, song mặt khác nó lại tạo ra những vân thớ đẹp cho quá trình trang sức, do đó khuyết tật ở một mức độ nhất định nào đó nó chỉ có ý nghĩa tương đổi.

Nhược điểm gỗ số  5 của gỗ tự nhiên : Dễ bị côn trùng xâm hại và dễ cháy: trong thời gian bảo quản hay sử dụng gỗ, thường hay bị côn trùng xâm hại, làm xuất hiện hiện tượng mục, mọt, đồng thời gỗ cũng rất dễ bị cháy. Đề phòng chống sự xâm hại của côn trùng và phòng cháy cho gỗ, thông thường sử dụng phương pháp sấy khô (độ ẩm thấp hơn 18 %), xử lý phun sơn, sử dụng các biện pháp chống mốc, chậm cháy,...

Gỗ do những nguyên nhân từ điều kiện sinh trưởng và quá trình gia công khó mà tránh khỏi việc tồn tại của những khuyết tật; đồng thời trong quá trình gia công gỗ và sản xuất đồ gia dụng do gỗ tròn được trải qua các công đoạn xẻ để phân thành các tấm ván (tỷ lệ thành khí đạt khoảng 70%), sau đó các tấm ván lại được tiếp tục xẻ thành những tấm phôi nhỏ hơn (tỷ lệ thành khí khi đó đạt khoảng 60-70%), cuối cùng các tấm phôi được thông qua quá trình gia công cơ giới tạo thành các chi tiết đồ gia dụng (tỷ lệ thành khí ở công đoạn này đạt khoảng 80-90%), trải qua tiếp các quá trình gia công cắt gọt rồi tạo thành sản phẩm, tỷ lệ lợi dụng của gỗ thông thường chỉ còn đạt được khoảng 40-50% so với gỗ nguyên cây, hoặc khoảng 60-70% so với ván xẻ, nó cũng tạo ra một lượng lớn phế liệu, rất lãng phí. Do vậy, để khắc phục những nhược điểm của gỗ tự nhiên lợi dụng tốt nhất đối với gỗ, nâng cao tỷ lệ lợi dụng và chất lượng sản phẩm, trong sản xuất đồ gia dụng ngoài một bộ nhỏ các chi tiết là sử dụng gỗ tự nhiên ra, còn phần lớn các loại ván được sử dụng là ván nhân tạo.

Nguồn : Sách Thiết kế nội thất và đồ gia dụng

Related Post

Gỗ ghép
Chúng tôi nhận ghép gỗ làm thớt gỗ,vai giường, mặt bàn, mặt ghế, chân bàn, chân ghế , khung cửa, pa nô cửa, khung cánh cửa, cánh cửa bếp , cánh cửa tủ , mặt bậc, tay vịn cầu thang. Ghép theo chi tiết phục vụ đơn vị sản xuất thi công và thiết kế đồ gỗ nội thất
Cung cấp gỗ ghép có chiều dày, chiều dài không phổ biến như gỗ dày 30mm-38mm-40mm-50mm-60-80mm-100mmchiều dài 2500-2800mm-3000mm-4000mm-5000mm-6000mm.
Gỗ cao su, Gỗ Sồi, Gỗ Thông, Gỗ Tần Bì Ghép làm mặt bàn, khung cửa - khung bao cánh cửa - pano cửa - Cung cấp gỗ vuông ghép thanh cho đơn vị sản xuất thanh tiện tròn , Cung cấp gỗ làm đố ngang, đố dọc dày từ 30-100mm dài đến 3000mm
Nhược điểm gỗ tự nhiên
4/ 5
Oleh